Trong nhà xưởng linh kiện điện tử, tĩnh điện có thể gây cháy vi mạch, lỗi sản phẩm và giảm tuổi thọ thiết bị. Sơn Epoxy chống tĩnh điện giúp kiểm soát điện tích, ngăn phóng điện và đảm bảo an toàn cho sản phẩm, máy móc và người lao động.
1.Tĩnh điện là gì và ảnh hưởng của nó đến xưởng điện tử
Trong quá trình sản xuất, con người, máy móc, xe đẩy và bề mặt sàn đều có thể phát sinh và tích tụ điện tích. Nếu không có giải pháp kiểm soát tĩnh điện hiệu quả, hậu quả có thể rất nghiêm trọng:
-
Làm hỏng linh kiện, bo mạch điện tử cực kỳ nhạy cảm.
-
Gây nhiễu điện từ, ảnh hưởng đến thiết bị đo lường và điều khiển.
-
Tăng tỷ lệ sản phẩm lỗi, làm phát sinh chi phí kiểm định và tái sản xuất.
-
Gây nguy cơ cháy nổ trong môi trường có linh kiện dễ bắt lửa.
2. Sơn Epoxy chống tĩnh điện là gì?
Là sơn hai thành phần giúp ngăn tích tụ điện tĩnh, hạn chế cháy nổ và bảo vệ sàn nhà xưởng điện tử. Khi thi công, lớp sơn đóng vai trò trong hệ thống kiểm soát tĩnh điện với các chức năng chính.
-
Ngăn ngừa sự tích tụ điện tĩnh trên bề mặt sàn do ma sát từ người, thiết bị và xe đẩy.
-
Phân tán điện tích nhanh chóng qua hệ thống tiếp địa an toàn, giúp giảm nguy cơ phóng điện.
-
Duy trì môi trường ổn định tĩnh điện, giảm thiểu rủi ro cháy nổ và lỗi sản phẩm trong sản xuất.
Hệ thống sơn sàn epoxy chống tĩnh điện thường được cấu tạo từ 3 lớp tiêu chuẩn:
-
Lớp sơn lót epoxy: Tăng độ bám dính giữa sàn bê tông và lớp sơn phủ.
-
Lớp trung gian dẫn điện: Chứa các hạt Carbon giúp dẫn truyền điện tích hiệu quả.
-
Lớp phủ epoxy chống tĩnh điện: Lớp hoàn thiện bề mặt có khả năng kháng tĩnh điện, độ bền vượt trội.
3. Nguyên lý hoạt động sơn chống tĩnh điện Epoxy
- Hấp thụ và dẫn truyền điện tích
Sơn epoxy chống tĩnh điện chứa thành phần dẫn điện, có khả năng hấp thụ điện tích phát sinh do ma sát và truyền tải qua lớp sơn dẫn điện trung gian để phân tán ra ngoài.
- Hệ thống tiếp đất
Sơn chống tĩnh điện Epoxy hoạt động hiệu quả khi kết hợp với hệ thống tiếp đất, giúp dẫn điện tích từ lớp sơn xuống đất, ngăn tích tụ điện trên bề mặt.
- Duy trì môi trường ổn định tĩnh điện
Dẫn truyền điện tích hiệu quả, giữ điện thế bề mặt an toàn đáp ứng tiêu chuẩn ESD, phù hợp cho nhà xưởng, phòng sạch, khu sản xuất điện tử.
4. Các loại sơn Epoxy chống tĩnh điện
Sơn epoxy chống tĩnh điện hệ lăn: Thi công bằng rulo, gồm dây đồng, sơn lót và sơn phủ. Phù hợp khu vực chịu tải trung bình như kho xưởng, phòng kỹ thuật.

Sơn epoxy chống tĩnh điện tự san phẳng: Gồm xử lý sàn, dây đồng, sơn lót, tự san và than hoạt tính. Thích hợp nhà máy điện tử, phòng sạch yêu cầu cao về độ bền, thẩm mỹ và kiểm soát ESD.

5. Qui trình sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện
Bước 1: Mài nhám bề mặt bằng máy chuyên dụng để tạo chân bám.
Bước 2: Vệ sinh sạch bụi, dầu mỡ bằng máy hút và dung môi.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót epoxy tăng độ bám dính và độ cứng.
Bước 4: Bả vá, xử lý các khuyết điểm trên mặt sàn.
Bước 5: Lắp đặt hệ thống dây đồng nối đất dẫn điện tích an toàn.
Bước 6: Thi công lớp sơn chống tĩnh điện lần 1.
Bước 7: Chà nhám, làm sạch chuẩn bị cho lớp sơn tiếp theo.
Bước 8: Thi công lớp sơn chống tĩnh điện lần 2 hoàn thiện.
Bước 9: Đo điện trở bề mặt theo tiêu chuẩn ESD.
Bước 10: Vệ sinh, nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
Việc sơn epoxy chống tĩnh điện cho xưởng điện tử là lựa chọn cần thiết để bảo vệ linh kiện nhạy cảm, đảm bảo an toàn cho thiết bị và con người, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn sản xuất theo yêu cầu ESD. Đây là khoản đầu tư thông minh giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả vận hành lâu dài.
Địa chỉ: 89 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0918114848
Website: cadin.vn
Nguồn: sieuthison.vn