Các ứng dụng hữu ích của sơn chịu nhiệt

Dòng sơn chịu nhiệt là loại sơn phủ lên các bề mặt phải chịu nhiệt độ cao như lốc máy, nồi hơi, ống xả xe máy, ống xả ô tô, ống khói…Hoặc các vât dụng trong gia đình như lò nướng, lò sưởi, mặt bếp.

Sơn chịu nhiệt là loại sơn đặc biệt nhất trong các loại sơn vì chịu được nhiệt độ cao từ 200°C, 300°C, 600°C thậm chí có loại sơn chịu được nhiệt lên đến 1000°C. Sơn chịu nhiệt có thể sơn lên nhiều loại vật liệu khác nhau từ kim loại, sắt, thép, inox cho đến nhôm, nhựa, gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp…

Sơn chịu nhiệt ngoài việc chống lại được nhiệt độ cao còn có khả năng chống rỉ sét và rất dễ lau chùi vì vậy hiện  nay sơn chịu nhiệt được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Cadin.vn 19006716/19006714 cùng tìm hiểu những ứng dụng của sơn chịu nhiệt qua bài viết dưới đây

Ứng dụng của sơn chịu nhiệt

– Hệ thống ống xả:thường có nhiệt độ rất cao khi làm việc (ống xả xe máy, ô tô, ống khói…) nên nếu dùng các loại sơn thông thường sẽ bị bong tróc ra nhanh chóng gây ảnh hưởng đến thẩm mĩ cũng như hiệu suất hoạt động của máy móc. Sơn chịu nhiệt hoàn toàn giải quyết được các vấn đề mà các loại sơn bình thường khác không làm được, chúng  có khả năng chống nóng và có tuổi thọ rất cao bền bỉ theo thời gian

– Bếp nướng:là dụng cụ nhà bếp không thể thiếu đối với những người yêu đồ nướng hoặc yêu thích đi du lịch dã ngoại. Trong quá trình sử dụng, bếp nướng liên tục phải chịu đựng nhiệt độ rất của lửa than, khói, bụi ngoài ra còn phải chống chịu với muối từ các món ăn tiết ra. Vì vậy sơn chịu nhiệt là lựa chọn hoàn hảo cho các bếp nướng vì chúng không chỉ chịu nhiệt mà còn chống được cả rỉ sét làm lớp sơn không bị bong tróc trong quá trình sử dụng

– Lò sưởi:mang đến sự ấm áp cho ngooinhaf của bạn trong những ngày đông rét mướt. Sơn chịu nhiệt hiện nay ngoài ba màu cơ bản là đỏ, đen và xám thì hiện nay các nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều màu sơn khác nhau nhằm đáp ứng nhu càu thẩm mỹ của thị trường. Vì vậy bạn yên tâm lựa chọn sơn chịu nhiệt để sơn lên lò sưởi của bạn vì không những nó có tuổi thọ cao mà còn tăng thêm vẻ đẹp cho lò sưởi

– Quạt:trong những ngày hè nóng bức những chiêc quạt của chúng ta phải hoạt động liên tục nên không tránh khỏi việc bị nóng lên, rỉ sét và nhanh hư hỏng hơn. Nếu bạn dùng sơn chịu nhiệt sơn lên quạt sẽ ngăn được sự hình thành rỉ sét, ngăn bụi bẩn và làm tăng tuổi thọ của quạt

– Hệ thống động cơ: các loại động cơ của máy móc khi chạy thường sinh ra nhiệt vì vậy rất dễ bị ăn mòn do nhiệt vì vậy nếu sơn chịu nhiệt lên hệ thống động cơ sẽ hạn chế bị mòn do nhiệt và kéo dài thời gian sử dụng của động cơ hơn

Các dòng sơn chịu nhiệt phổ biến hiện nay:

  • Sơn chịu nhiệt 200 độ
  • Sơn chịu nhiệt 300 độ
  • Sơn chịu nhiệt 600 độ
  • Sơn chịu nhiệt 1000 độ

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có nhiều thông tin hơn về loại sơn này để áp dụng cho cuộc sống. Nếu muốn tư vấn thêm hãy liên hệ với Cadin.vn Hotline 19006714 / 0918114848

Cách bảo vệ đồ vật bằng kim loại

SƠN LÓT CHỐNG RỈ

Sử dụng để lót chống rỉ cho các bề mặt kim loại trong nhà và ngoài trời với độ bám dính tốt, ngăn chặn sự chống rỉ từ bên trong

Hướng dẫn sử dụng:

Bề mặt trước khi sơn phải được vệ sinh sạch sẽ bằng giấy nhám hoặc hóa chất tẩy rửa, đảm bảo bề mặt không có rỉ sét hoặc các tạp chất sẽ làm giảm đi độ bám dính của sơn

Thi công sơn:

Tùy theo từng hãng sơn sẽ sử dụng dung môi hay xăng thường khoảng  5 – 10% thể tích sơn. Tuyệt đối không được pha trộn các loại sơn dầu hay hóa chất khác. Nên khuấy kỹ trước khi sử dụng nhằm đảm bảo sơn và dung môi được trộn đều

Thời gian khô:

Thời gian sơn phủ lớp 1: sau khi thi công sơn lót khoảng 3 giờ

Thời gian sơn phủ lớp 2: sau khi thi công lớp 1 khoảng 6 giờ

Dụng cụ sơn:

Cọ lăn, rulo, cọ sơn hoặc súng phun

Độ phủ:

Độ phủ lý thuyết: 8 – 12m2/lít/ lớp tùy thuộc vào điều kiện bề mặt

 

SƠN DẦU

Là lớp sơn phủ được sử dụng sau khi đã dùng sơn lót chống rỉ. Sơn dầu có tác dụng bảo vệ và trang trí bề mặt kim loại với màng sơn bóng, mịn, màu sắc đa dạng sẽ tránh được mọi tác động từ môi trường bên ngoài

Đối với bề mặt kim loại: sử dụng 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ

Thi công sơn:

Tùy theo từng hãng sơn sẽ sử dụng dung môi hay xăng thường khoảng  10 – 15% thể tích sơn. Không nên pha trộn thêm sơn dầu với các loại hóa chất khác. Khuấy kỹ trước khi sử dụng nhằm tránh sơn bị vón cục bên dưới

Thời gian khô:

Khô bề mặt: khoảng  từ 2 – 4 giờ

Khô hoàn toàn: tối đa 6 giờ sau khi sơn

Độ phủ:

Độ phủ lý thuyết: 12 – 14m2/lít/ lớp tùy thuộc vào điều kiện bề mặt

Để được tư vấn chi tiết hơn về Sơn dầu quý khách hãy liên hệ ngay với Hotline 19006714/ 0918114848

Xua tan mùi sơn dầu bằng các mẹo nhỏ

Khi sửa chữa, trang trí lại nhà cửa không thể tránh khỏi việc sử dụng các loại sơn. Dù là loại sơn cao cấp thế nào đi chăng nữa cũng không tránh khỏi việc có mùi. Mùi sơn mới rất khó chịu và gây độc hại cho người sử dụng đặc biệt là các loại sơn dầu. Hãy cùng tìm hiểu một số mẹo nhỏ nhưng hiệu quả thì rất tuyệt vời có thể loại bỏ hầu hết mùi sơn dầu dưới đây:

1.Để sơn dầu hết mùi tự nhiên

Nếu ta sử dụng sơn dầu để sơn bảo vệ các hàng rào bằng sắt thì không cần thiết phải khử mùi vì những hàng rào nằm ngoài trời rất thoáng khí và ít ảnh hưởng đến những người trong nhà nên đối với trường hợp này tốt hơn hết là để khoảng 4 – 6 ngày sau mùi sơn dầu sẽ bay hết

Trường hợp sử dụng sơn dầu trong nhà hoặc những không gian ít thông thoáng thì dùng các cách khử mùi dưới đây:

2.Dùng sữa tươi hoặc hành tây, bột mì, than hoa, bã café để hút mùi sơn dầu

Đặt nhiều những nguyên liệu trên vào phòng sẽ làm giảm mùi sơn vì các vật liệu trên đều có tác dụng hút mùi sơn dầu. Nhưng bạn phải chú ý lượng sử dụng các nguyên liệu trên đủ nhiều và phải đặt rải rác gần đồ vật mới sơn thì hiệu quả mới cao nhé

3.Dùng các loại tinh dầu có mùi thơm để át mùi sơn

Những tinh dầu như: bạc hà, sả, oải hương không những có tác dụng nâng cao tinh thần mà còn có tác dụng đánh tan mùi sơn dầu rất hiệu quả. Bạn chỉ cần đặt nhiều lọ tinh dầu khắp trong phòng mùi tinh dầu sẽ át ngay mùi sơn dầu khó chịu

4.Sử dụng nến thơm:

Khi đốt nến lên sẽ làm nóng không khí mùi thơm trong nến sẽ  tỏa ra do đó cũng làm cho mùi sơn bị át đi

5.Nước muối pha loãng

Bạn pha muối với nước rồi đặt trong nhiều chậu nhỏ khác nhau sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức. Cách này khá đơn giản và nguyên liệu thì hầu như nhà nào cũng có vì vật có thể nói đây là cách khử mùi sơn đơn giản mà tiết kiệm chi phi nhất

6.Sử dụng quạt để đánh bay mùi sơn dầu

Mở các cửa sổ và cửa chính sau đó bật quạt nhiều quạt cùng lúc, gió quạt sẽ làm cho mùi sơn bay ra khỏi phòng và sơn cũng nhanh khô hơn

Trên đây chỉ là một trong những kinh nghiệm nhỏ chia sẻ với các bạn ngoài ra để khử mùi sơn dầu thì còn rất nhiều cách khác nữa. Nhưng dù dùng cách nào đi chăng nữa thì các bạn đừng quên phải mở cửa cho thoáng thì mùi sơn mới nhan chóng bay đi.

Dù có rất nhiều  cách khử mùi sơn dầu hiệu quả nhưng bạn vẫn nên chọn mua cho mình sản phẩm sơn dầu cao cấp để hạn chế mùi và giảm độc hại khi sử dụng vì càng những loại sơn rẻ tiền thì mùi của chúng sẽ càng nặng và gây độc hại càng cao. Vậy nên gia chủ không nên tiếc tiền để liều mạng với bản thân và gia đình mình

Hãy liên hệ ngay với Cadin.vn 0918114848 để được tư vẫn chi tiết hơn

2 cách để loại bỏ sơn epoxy

Cách 1: Sử dụng các chất tẩy rửa sơn

1.Chất tẩy sơn chứa methylen clorua: Vì sơn epoxy bền và chống mài mòn nên việc loại bỏ nó bằng một chất pha loãng sơn đặc trưng sẽ không có hiệu quả. Dùng chất tẩy sơn có chứa methylene chloride còn được gọi là dichloromethan sẽ hoạt động tốt nhất để loại bỏ sơn epoxy. Chất này có thể được tìm thấy tại các cửa hàng, các nhà cung cấp hóa chất công nghiệp và các nhà bán lẻ trực tuyến khác nhau

Methylene chloride là chất gây ung thư và có thể gây kích ứng hô hấp, mắt và da. Ngoài ra, việc tiếp xúc với nồng độ cao có thể gây chóng mặt, lú lẫn, nhức đầu, buồn nôn và thậm chí bất tỉnh và tử vong

Điều quan trọng là phải tuân thủ các biện pháp an toàn và hướng dẫn được cung cấp cùng với sản phẩm

2.Chất ăn mòn sơn: Chất tẩy rửa ăn mòn cũng là một lựa chọn hiệu quả để loại bỏ sơn epoxy. Các sản phẩm này hoạt động để phá vỡ các hóa chất trong sơn. Chất này thường mất nhiều thời gian hơn để loại bỏ sơn hơn các chất tẩy rửa sơn có chứa methylen clorua , nhưng chúng mang lại ít rủi ro về sức khỏe hơn. Nếu bề mặt bạn cần tẩy rửa sơn có một vài lớp sơn epoxy dày, hãy xem xét sử dụng các chất ăn mòn sơn này

Không nên sử dụng chất ăn mòn sơn này để loại bỏ sơn epoxy trên gỗ vì chúng có thể phá vỡ các sợi trong gỗ và hút độ ẩm

3.Sử dụng axeton để loại bỏ sơn epoxy trên bề mặt nhỏ: Acetone là một dung môi có thể giúp loại bỏ sơn epoxy trên bề mặt nhỏ. Acetone bay hơi nhanh chóng, vì vậy nó sẽ không hoạt động trên diện tích bề mặt lớn. Ngâm vật cần tẩy sơn epoxy trong một hộp nhựa chứa đầy axeton. Đeo găng tay, sử dụng một chiếc khăn được ngâm bằng axeton để chà đi sau khi ngâm.

Acetone rất dễ cháy hãy chắc chắn sử dụng sản phẩm này trong một môi trường an toàn tránh xa ngọn lửa

Mua acetone trực tuyến hoặc tại cửa hàng chuyên về sơn tại địa phương của bạn

Cách 2: Sử dụng công cụ mài mòn trên sàn

1.Dùng máy mài sàn để loại bỏ sơn epoxy: Máy mài sàn là công cụ sử dụng bề mặt mài mòn để loại bỏ sơn và bụi bẩn dùng cho một khu vực rộng. Để loại bỏ sơn epoxy hoặc chất phủ từ sàn bê tông hãy cân nhắc đến việc dùng máy mài sàn. Đĩa mài của máy có cấu trúc cứng và nhám thể giúp làm sạch bề mặt bê tông và loại bỏ epoxy

2.Dùng phương pháp phun cát: Dùng nhí nén hoặc hơi nước bắn một dòng hạt cát trên bề mặt với tốc độ cao để loại bỏ lớp sơn phủ bề mặt. Bạn có thể thuê thiết bị phun cát xách tay tại cửa hàng địa phương của bạn, hoặc bạn có thể thuê một chuyên gia đến

 

 

Tư vấn thi công sơn 1

Cadin – Sơn Sáng Tạo

Sơn Đặc Biệt

Sơn Dân Dụng

Sơn Công Nghiệp

Dự án 2

Cảm ơn vì đã sử dụng WordPress. Đây là bài viết đầu tiên của bạn. Sửa hoặc xóa nó, và bắt đầu bài viết của bạn nhé!